Category Archives: mua sam

Bảo hiểm ôtô bán ở vỉa hè

Đại lý và cả nhân viên các công ty bảo hiểm theo nhau xuống phố bán các sản phẩm dành cho ôtô, thay vì chỉ bán rong bảo hiểm xe máy như trước đây.

Dọc các con đường quốc lộ 1A, đoạn qua huyện Bình Chánh, Bình Tân hoặc trên các con đường nội thành như Nguyễn Tất Thành, Điện Biên Phủ, 3/2 (TP HCM)… xuất hiện khá nhiều bảng nhỏ ghi dòng chữ “Có bán bảo hiểm ôtô”, thậm chí có cả xe lưu động đi bán bảo hiểm.

Bảo hiểm ôtô bán ở vỉa hè
Bảo hiểm ôtô bán ở vỉa hè

Thanh, sinh viên một trường đại học tại TP HCM đang bán bảo hiểm xe máy kèm bảo hiểm ôtô trên đường Nguyễn Tất Thành (quận 4) cho biết cả năm nay tranh thủ những lúc rảnh rỗi ngoài giờ học, cô đi bán bảo hiểm xe máy để kiếm thêm tiền trang trải. “Trước đó, em chỉ bán bảo hiểm xe máy, nhưng hai tháng gần đây thì xin nhận thêm bảo hiểm ôtô để bán kèm”, cô cho biết.

Với bảo hiểm ôtô, Thanh được hưởng 10% trên tổng phí bán ra. Chẳng hạn, với loại bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của xe ôtô 4 chỗ, tổng phí khoảng 470.000 đồng (đã gồm VAT), nếu khách muốn giao tận nhà cô sẽ bán đúng với giá niêm yết và nhận được 47.000 đồng với mỗi thẻ (chưa trừ công giao và tiền xăng…). Trường hợp khách mua tại chỗ, cô có thể bớt khoảng 10.000-20.000 đồng. “Loại bảo hiểm này rất kén khách, thỉnh thoảng mới bán được một vài cái, có ngày chẳng bán được cái nào”, Thanh bộc bạch.
Khi khách thắc mắc vì sao giá bán bảo hiểm xe máy giảm 50-60% so với giá gốc còn bảo hiểm ôtô thì lại giảm quá ít, Thanh cho biết công ty đưa giá bao nhiêu phải bán bấy nhiêu. “Công ty chỉ chiết khấu phần trăm cho em tính trên giá gốc nên không thể giảm nhiều hơn, vì làm vậy sẽ không còn tiền lời”, Thanh nói.
Chị Hương, người đang bán bảo hiểm ôtô rong trên đường Quốc lộ 1A, Bình Chánh là đại lý của một công ty bảo hiểm. Thay vì bán tại một địa điểm cố định như trước khá kén khách, chị quyết định bán di động. “Từ khi tôi làm tấm băng rôn mang đi khắp nơi dọc con đường quốc lộ 1A, đoạn qua địa bàn Bình Chánh, Bình Tân… thì tăng lên gần gấp đôi”, chị chia sẻ.
Trao đổi về tình trạng bảo hiểm ôtô bán rong lề đường và liệu chất lượng tư vấn có đảm bảo, Chủ tịch Công ty bảo hiểm Bảo Long, ông Nguyễn Thành Long khẳng định, hiện nay tất cả các nhân viên, đại lý bán bảo hiểm ôtô cho công ty đều được đào tạo. Thông thường Cục Bảo hiểm của Bộ Tài chính sẽ đứng ra giảng dạy, sau đó cấp chứng chỉ cho học viên.
a-nh-12-5622-1399460415.jpg
Có cả xe ôtô đi bán rong bảo hiểm.
Bảo Long chưa ghi nhận trường hợp nào bán như vậy nhưng theo ông Long, đây cũng có thể coi là “sự sáng tạo” của các đại lý bảo hiểm, hoặc nhân viên bán bảo hiểm trong cách tiếp cận khách hàng. “Phương thức bán rong này không hề vi phạm quy định nào, trừ trường hợp là giảm giá, không được đào tạo chuyên môn…”, ông Long nói.
Theo ông Long, mảng bảo hiểm năm vừa qua khá khó khăn, nhưng Bảo Long cũng có lãi tương đối. “Năm nay công ty tiếp tục đặt mục tiêu có lãi nên phải cố gắng nhiều hơn”, ông nói.
Giám đốc một công ty bảo hiểm khác tại TP HCM cũng cho biết, hiện nay không chỉ nhân viên công ty mà còn có các đại lý và cả cộng tác viên cũng tham gia bán bảo hiểm.
Theo vị này, thông thường 4 tháng công ty ông sẽ đào tạo một khoá huấn luyện cho đại lý, nhân viên… Nhân viên chính thức bán và hưởng lương qua doanh thu, còn với đại lý được hưởng 5%-10% trên tổng phí bán ra.
Mặc dù vậy, ông thừa nhận, thực tế hiện nay, trong quá trình phát triển mạng lưới đại lý nhanh và rộng, khiến cho việc quản lý hệ thống đại lý còn nhiều bất cập, dẫn tới các hoạt động tự phát của đại lý mà công ty chưa kiểm soát hết được. Điều này phổ biến ở tất cả các công ty bảo hiểm đẩy mạnh bán lẻ.
Do đó, ông khuyến nghị khách hàng trước khi mua bảo hiểm ôtô cần phải tìm hiểu kỹ các điều khoản hợp đồng giữa chủ xe và công ty bảo hiểm. Một trong những lý do gây nên những tranh cãi và kiện tụng đó là người bán không hiểu rõ hoặc không tư vấn kỹ, trong khi người ký hợp đồng bảo hiểm cũng không nắm rõ quy định, quy trình bảo hiểm.
“Để tránh những sơ suất có thể gây thiệt thòi về sau thì trước khi mua bảo hiểm, khách hàng cần nghiên cứu kỹ các hạng mục trong hợp đồng và cân nhắc các khoản bảo hiểm mở rộng”, ông nói.

Trung Tâm Đào Tạo Seotheo Hoài Thu

Cào trứng sò huyết – Nghề lạ dễ sống

Không cần đầu tư vốn nuôi trồng, dụng cụ đánh bắt lại rẻ và dễ làm, nghề cào trứng sò huyết đang mang lại thu nhập 200.000-300.000 đồng mỗi ngày cho ngư dân Bạc Liêu.

Cào trứng sò huyết - Nghề lạ dễ sống
Cào trứng sò huyết – Nghề lạ dễ sống

Từ nhiều năm nay, hàng trăm hộ dân, đa phần là người Khơme sinh sống dọc theo đê biển thuộc xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu có cuộc sống ổn định nhờ nghề bán trứng sò huyết cho thương lái. Vào những đợt cao điểm trúng mùa, mỗi ngày có đến hàng ngàn ngư dân bán trứng cho mấy chục thương lái đến từ các địa phương.

Chị Thạch Thị Hồng (ấp 13, xã Vĩnh Hậu A) làm nghề này đã 2 năm cho biết: “Công việc kéo dài khoảng 4 đến 5 tiếng kể từ khi nước chuẩn bị ‘ròng’, người dân dùng dụng cụ cào cát lẫn trứng sò vào túi lưới mành, sau đó lựa trứng sò ra riêng và mang vào bờ bán lại cho người mua”.

Theo chị, cái khó nhất của nghề này là việc biết lựa chọn khoảng cát nào có nhiều trứng sò huyết nằm lẫn lộn trong đó, muốn vậy phải tự dò tìm hàng chục cây số theo bãi biển mới phát hiện được. “Phải biết cách đưa chúng vào dụng cụ cào thật an toàn và phải bảo quản chúng chu đáo vào đến nơi bán”, chị Hồng chia sẻ.

Anh Thạch Thon, một ngư dân khá nổi tiếng về tay nghề cào trứng sò huyết với hơn 20 năm kinh nghiệm nói thêm: “Nói vậy chớ dân chúng tôi sống rất ổn định nhờ nghề này đó nghe. Bản thân tui mỗi ngày kiếm được 200.000-300.000 đồng, vô cao điểm tiền kiếm được còn nhiều hơn gấp bội”. Anh kể, mỗi tháng ngư dân tập trung vào 2 đợt nước nhằm ngày 15 và 30 âm lịch hằng tháng, trong đó mỗi đợt cào trứng kéo dài từ 5 đến 6 ngày.
Trong những ngày này, người lao động mang dụng cụ để đánh bắt gồm cào (lưới được niềng miệng bằng khung sắt hình chữ nhật), thau, rổ, dĩa nhôm và chia nhau đi cào trứng dọc theo bãi biển theo phán đoán kinh nghiệm của từng người.
Điều rất ngạc nhiên và có lẽ cũng không đâu có hình thức mua bán lạ thường như nghề bán trứng sò huyết, bởi bên mua và bán thỏa thuận giá cả chỉ bằng hình thức mua sô, mua mớ mà không sử dụng bất kỳ dụng cụ cân đo trọng lượng, kích cỡ nào.
Anh Nguyễn Thái Học, kinh doanh nghề này đã trên 20 năm nói: “Tập quán mua bán đó có từ lâu rồi, thuận mua vừa bán, ngư dân bây giờ nắm chắc giá lắm, mình mua ép giá không được đâu”. Trong một ngày anh có thể mua được khoảng 80 triệu đồng trứng sò huyết, có hôm lên đến 120 triệu. Thương lái mua tại đây ước khoảng 20 đến 30 người tùy theo số trứng cào được ít hay nhiều.
Nhiều ngư dân cho biết, mùa trứng sò huyết tập trung vào tháng 3 đến hết tháng 4 âm lịch, lái buôn sau khi thu mua sẽ thả chúng vào những khu chăm sóc đặc biệt để tăng trọng.
Sau khoảng 6 đến 7 tháng sống trong đất sình lầy chúng được bán lần 2 cho người nuôi trong những ao hồ. Khi phát triển đúng mức, trứng được bán lại cho những điểm kinh doanh ăn uống và rất được ưa chuộng vì có độ dinh dưỡng cao, vị ngọt, dễ chế biến.

Trung Tâm Đào Tạo Seo – (theo NNVN)

Thu lãi lớn từ trồng Mai Bonsai

Một chậu mai thường giá chỉ vài trăm nghìn, nhưng khi chuyển sang trồng theo dáng bonsai, giá tăng lên nửa triệu đến vài chục triệu đồng.

Nắm bắt nhu cầu của thị trường, 2 năm trở lại đây ông Nguyễn Trí Tuấn, thôn Thanh Liêm, xã Nhơn An (Thị xã An Nhơn, Bình Định) chuyển từ mai xuân bình thường qua trồng và chăm sóc mai theo dáng bonsai. Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, ông Tuấn xuất bán vụ mai bonsai đầu tiên thu về hơn 200 triệu đồng.

Thu lãi lớn từ trồng Mai Bonsai
Thu lãi lớn từ trồng Mai Bonsai

Bắt đầu trồng mai từ năm 2000, ông Tuấn nhận mình chỉ là lớp hậu bối trong nghề trồng mai xuân ở Nhơn An. Tuy nhiên nhờ khéo chăm sóc, kỹ thuật tạo dáng đẹp, nên mai ở vườn ông Tuấn luôn đắt khách mỗi dịp xuân. Cùng lứa mai 4 tuổi, người khác chỉ bán được 250.000 đồng mỗi chậu thì mai của ông Tuấn bán được giá gấp đôi. Tính trung bình, mỗi năm ông Tuấn thu tầm 300 triệu đồng từ vườn mai tết.

Mức thu nhập đó thuộc hàng ổn định đối với người trồng mai xuân ở An Nhơn. Tuy nhiên nhắm đến thị trường tương lai, ông Tuấn quyết định chuyển từ mai xuân bình thường qua dáng mai bonsai.
Nghĩ là làm, ông Tuấn lập tức cưa trụi gần 200 gốc mai xuân đang có giá từ 2 triệu trở lên để thử nghiệm mai dáng bonsai. Quyết định của ông Tuấn bị cho là “hâm” khi thời điểm mai xuân đang được giá lại bỏ đi. Ông Tuấn bộc bạch: “Ý định trồng mai bonsai của tôi có từ lâu. Bắt đầu từ năm 2012, tôi quyết định tạo dáng bonsai cho mai. Mai bonsai nhỏ gọn, kiểu dáng đa dạng, đặc biệt phù hợp cho những khu nhà chung cư, cao tầng… Thị trường mai xuân ngày càng hướng đến những kiểu mai vừa, nhỏ, đẹp tiện di chuyển”.
Nghệ thuật bonsai không dành cho cây mai, nên ông Tuấn phải tự mày mò học làm  trên mạng internet. Ông tham khảo các dáng bonsai của Nhật Bản, Trung Quốc… tìm tòi, nghiên cứu rồi áp dụng trên cây mai. Tạo dáng bonsai khó nhất ở khâu chăm và ghép. Mai hướng dương, khi tạo những dáng độc, lạ… bắt người trồng phải tỉ mẩn từ khâu vào đất, cắt ghép, đến tạo dáng… Ví dụ, mỗi chậu đất trồng mai  có đến 3 lớp đất cát, vừa thông thoáng, vừa giữ ẩm cho mai. Hay như khi ghép mắt phải đưa mầm ghép vào thân, sau này mắt ghép mới trở thành một phần hoàn chỉnh của cây.
“Học công nghệ, kỹ thuật ở trên mạng, sách vở… tuy nhiên tạo dáng thế cho cây phải do chính người chăm sóc tưởng tượng ra. Mỗi cây mai bonsai trong vườn nhà tôi đều mang một dáng riêng. Tôi cũng chỉ cho nhiều người đến đây học hỏi, tuy nhiên tỷ lệ thành công không cao. Để cây mai phát triển tốt, bền lâu tôi chuyển qua chăm bón bằng phân vi sinh, nhằm hướng tới sản xuất mai sạch”, ông Tuấn nói.
bonsai-2-JPG-8070-1399429738.jpg
Cây mai “Cải tử hoàn sinh” có giá 30 triệu đồng. Ảnh: Minh Thùy
Ông Tuấn cho biết, cùng một độ tuổi, nhưng mai bonsai có giá cao gấp 2, 3 lần so với mai xuân bình thường. Đặc biệt giá mai bonsai không chịu biến động nhiều của giá mai thị trường. tùy theo dáng thế, độ tuổi… mai bonsai có những cái giá khác nhau. Tại vườn mai của ông Tuấn đang có 600 cây mai dáng bonsai nhiều độ tuổi, có giá từ 500.000 đồng đến cả chục triệu đồng. Trong số đó, ông Tuấn đặc biệt yêu thích cây mai bonsai “Cải tử hoàn sinh” có giá 30 triệu đồng.  Từ một cây mai sắp chết, không có khả năng tạo dáng, ông Tuấn đã tạo cho nó một hình hài mới theo nghệ thuật bonsai. Xuất phát từ đó, ông Tuấn đặt cái tên “Cải tử hoàn sinh” cho cây mai này.
Mùa mai tết Giáp Ngọ 2014, ông Tuấn xuất bán ra thị trường 80 cây mai dáng bonsai thu về hơn 200 triệu đồng. Ông Tuấn cho hay, đến thời điểm này khách hàng các nơi đặt gần 1.000 cây, nhưng ông chỉ nhận một nửa vì kham không nổi.
Ngoài mai bonsai, ông Tuấn còn thử nghiệm nhiều loại cây bonsai khác. Cây vú sữa được ông mua về sau trận bão năm 2009 với giá gần 2 triệu, sau khi tạo dáng bonsai có người trả giá 50 triệu đồng nhưng ông Tuấn chưa đồng ý bán.
                                        Minh Thùy

Giá gà đã tăng trở lại ở thị trường Miền Bắc

Tại các vùng nuôi gà thả vườn trọng điểm ở miền Bắc hiện nay như Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội, nông dân phấn khởi hơn do gần một tháng nay, giá gà tăng cao và ổn định.

Giá gà tại các vườn trọng điểm ở miền Bắc dao động từ 65.000 đến 75.000 đồng một kg, mang lại khoản lãi hơn 20 triệu đồng cho người dân với mỗi 1.000 con gà bán ra.

Giá gà đã tăng trở lại ở thị trường Miền Bắc
Giá gà đã tăng trở lại ở thị trường Miền Bắc

Tại vùng nuôi gà đồi lớn nhất miền Bắc là Bắc Giang, giá bán đang dao động khoảng 65.000-75.000 đồng một kg. Các hộ nuôi gà lai mía ở huyện Yên Thế cho biết: “Từ cuối năm 2013, giá gà lai mía tại đây luôn ở mức dưới 50.000 đồng một kg, có lúc giảm xuống dưới 40.000, khiến người chăn nuôi thua lỗ”.

Bắt đầu từ cuối tháng 4, sau khi hết dịch cúm gia cầm, giá nhích dần lên đến mức hiện tại. Với giá này, cứ 1.000 con gà bán ra có lãi 20-25 triệu đồng. Theo chia sẻ của anh Diêm Đăng Cương, chủ đại lý gà giống ở xã Tân Trung, huyện Tân Yên (Bắc Giang), những hộ nuôi gà ta lai hiện lãi khá, có lúc thương lái mua với giá 75.000 đồng, song không có hàng để bán.
Anh Cương nhẩm tính, bán đàn gà ta lai khoảng 1.000 con với tổng trọng lượng trên 2 tấn sẽ thu về trên 150 triệu đồng, trừ hết chi phí lợi nhuận đạt gần 40 triệu đồng. Vì vậy, hộ dân nào vào đàn (khoảng 3, 4 tháng trước) giờ trúng đậm. Ngược lại, những hộ bỏ chuồng nay lại tiếc ngẩn ngơ.
Tuy giá gà thịt đang cao nhưng giá các loại giống gia cầm vẫn thấp và ế ẩm. Hiện giá gà giống lai mía tại Bắc Giang chỉ còn 3.000-4.000 mỗi con một ngày tuổi, đắt hơn trứng không nhiều nhưng bán rất chậm.
Chị Cao Thị Thanh Thế, một lái buôn gà tại Bắc Giang cho biết sức mua của người dân mới bắt đầu rục rịch. Theo chị Thế, có thể nguyên nhân do giá thịt lợn và các loại thủy cầm đang khá thấp cộng dư âm của dịch cúm chưa hết hẳn.
Trước đây, mỗi đêm chị bán tại Chợ Gia cầm Hà Vĩ (Thường Tín, Hà Nội) hơn 2 tấn gà, nay chỉ còn khoảng trên một tấn. Theo lái buôn này, nguồn hàng đang khan hiếm, cộng việc kiểm tra tải trọng xe khiến giá gà thịt bị đẩy lên cao.
“Ngày trước, đàn gà 1.000 con chúng tôi dùng xe tải 1-1,25 tấn chở một chuyến là hết, nay thành 2. Hơn nữa, trong dân hiện gần như không có gà để bán. Các lái buôn tại Bắc Giang như chúng tôi giờ phải vào tận Thanh Hóa hay về Hải Phòng mới mua được gà bán để giữ mối khách hàng”, chị cho biết.
Hiện tại tổng đầu đàn gà trong dân đang rất thấp do các hộ nông dân bỏ chuồng với số lượng lớn suốt từ trước Tết Nguyên Đán đến nay. Các doanh nghiệp giống gia cầm tiết lộ, trong 6 tháng gần đây lượng giống bán ra chỉ hết một phần ba sản lượng ra lò so với cùng kỳ. Còn lại phần lớn đều đem bán “trứng gà lộn” hoặc bán theo cân cho các hộ nuôi cá, nuôi rắn và làm thức ăn chăn nuôi nên thời điểm này bắt đầu có biểu hiện khan hiếm thịt gia cầm.
Trung Tâm Đào Tạo Seo – (theo NNVN)

Sau thanh tra giá sữa vẫn chưa giảm

Sau khi Bộ Tài chính công bố kết quả thanh tra giá sữa dành cho trẻ dưới 6 tuổi đối với 5 doanh nghiệp chiếm 90% thị phần trên thị trường, nhiều mặt hàng vẫn được các đại lý giữ nguyên giá bán. 

Một số đơn vị giảm trọng lượng sản phẩm đóng gói nhưng giữ nguyên giá. Đại diện Bộ Tài chính cho biết điều kiện đã chín muồi để áp dụng giá trần với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Theo khảo sát của VnExpress, tại một số đại lý sữa ở Hà Nội, hộp Dielac Alpha bước 1 (dành cho bé từ 0-6 tháng) loại 900g vẫn được bán mức giá 235.000-239.000 đồng, loại 400g giá 120.000-125.000 đồng, không giảm so với trước đó. Hộp Dielac Alpha 123 vẫn 208.000-210.000 đồng một hộp 900gr. Loại sữa Lactogen complete 1 loại 400g giá 110.000 đồng, Lactogen gold 2  – 900g giá 285.000 đồng…

Sau thanh tra giá sữa vẫn chưa giảm
Sau thanh tra giá sữa vẫn chưa giảm
“Chưa thấy các công ty sữa nào thông báo về kế hoạch điều chỉnh giảm giá bán”, chủ shop sữa Hà Linh (đường Kim Ngưu, Hai Bà Trưng) cho hay.Chủ đại lý sữa trên phố Hàng Buồm (Hoàn Kiếm), Tây Sơn (Đống Đa), Đội Cấn (Ba Đình), Trần Bình (Cầu Giấy)… đều cho biết, tất cả các mặt hàng hiện vẫn bán theo giá đợt tăng từ sau Tết. 

Tuy nhiên, chị cũng cho biết, sữa PediaSure BA loại 900g của Abbott mới có thông báo thay đổi trọng lượng xuống còn 850g, cón giá bán thì không đổi. Cửa hàng chị đang bán mặt hàng này với giá 586.000 đồng một hộp. “Mấy hôm nay, số người mua loại sữa này đông hơn nhưng chủ yếu mua mẫu cũ. Có người mua tới 3-4 hộp”, chủ đại lý cho hay.  
Chị Huyền, chủ cửa hàng sữa trên đường Đội Cấn cũng cho biết đang bán mặt hàng sữa PediaSure BA 900g với giá 580.000 đồng. Tuy nhiên, đợt hàng mới nhập về trọng lượng sản phẩm này chỉ còn 850g. 
Trước đó, sau khi công bố kết quả thanh tra, Bộ Tài chính yêu cầu 5 doanh nghiệp trên chấn chỉnh toàn thị trường, yêu cầu phải chấp hành nghiêm luật giá. Ông Nguyễn Trọng Nghĩa – Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính), cho biết, hiện nay điều kiện đã chín muồi để áp dụng giá trần với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Theo ông, biện pháp này đã được tính toán, cân nhắc kỹ trên phương diện đã có đầy đủ cơ sở pháp lý. Luật Giá cũng quy định, Chính phủ có thẩm quyền quyết định chủ trương và biện pháp bình ổn giá. 
Xét ở góc độ phương diện luật pháp quốc tế, Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) không cấm việc áp dụng biện pháp kiểm soát giá tối đa. Tuy nhiên GATT khuyến cáo, không phân biệt đối xử và hạn chế tối đa bất lợi đối với lợi ích quốc gia thành viên tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
“Như vậy có nghĩa là giải pháp này phải được áp dụng đối với cả doanh nghiệp nội và ngoại”, lãnh đạo vụ pháp chế cho hay. 
Ông Nghĩa hy vọng nếu biện pháp này được áp dụng doanh nghiệp sẽ phải tìm cách tiết giảm chi phí để tăng lợi nhuận, giảm giá bán, mở rộng thị phần, đối tượng sử dụng sản phẩm. 
Đại diện Bộ Tài chính cho biết sữa rất đa dạng về chủng loại nên sẽ xác định giá bán tối đa đối với một số sản phẩm chuẩn. Từ cơ sở đó, cơ quan này sẽ xây dựng phương pháp xác định giá tối đa đối với các sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi còn lại. 
Ông Nghĩa cho biết thời gian tới sẽ ban hành quyết định công bố giá trần. Lộ trình thực hiện cũng đã được Chính phủ thống nhất chủ trương là quản lý giá tối đa trong thời hạn 12 tháng và đăng ký giá trong thời hạn 6 tháng kể ngày công bố quyết định bình ổn giá. 
Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi có phải đảm bảo giá bán không cao hơn mức tối đa đối với những sản phẩm đã công bố và thực hiện đăng ký theo quy định.  Dự kiến đối với những sản phẩm còn lại, doanh nghiệp căn cứ tương quan hợp lý với giá trần, gửi cơ quan quản lý, làm căn cứ để thực hiện việc đăng ký giá theo quy định. 
Ngọc Tuyên


Trung Tâm Đào Tạo Seo theo Vnexpress