Category Archives: thi truong

Bảo hiểm ôtô bán ở vỉa hè

Đại lý và cả nhân viên các công ty bảo hiểm theo nhau xuống phố bán các sản phẩm dành cho ôtô, thay vì chỉ bán rong bảo hiểm xe máy như trước đây.

Dọc các con đường quốc lộ 1A, đoạn qua huyện Bình Chánh, Bình Tân hoặc trên các con đường nội thành như Nguyễn Tất Thành, Điện Biên Phủ, 3/2 (TP HCM)… xuất hiện khá nhiều bảng nhỏ ghi dòng chữ “Có bán bảo hiểm ôtô”, thậm chí có cả xe lưu động đi bán bảo hiểm.

Bảo hiểm ôtô bán ở vỉa hè
Bảo hiểm ôtô bán ở vỉa hè

Thanh, sinh viên một trường đại học tại TP HCM đang bán bảo hiểm xe máy kèm bảo hiểm ôtô trên đường Nguyễn Tất Thành (quận 4) cho biết cả năm nay tranh thủ những lúc rảnh rỗi ngoài giờ học, cô đi bán bảo hiểm xe máy để kiếm thêm tiền trang trải. “Trước đó, em chỉ bán bảo hiểm xe máy, nhưng hai tháng gần đây thì xin nhận thêm bảo hiểm ôtô để bán kèm”, cô cho biết.

Với bảo hiểm ôtô, Thanh được hưởng 10% trên tổng phí bán ra. Chẳng hạn, với loại bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của xe ôtô 4 chỗ, tổng phí khoảng 470.000 đồng (đã gồm VAT), nếu khách muốn giao tận nhà cô sẽ bán đúng với giá niêm yết và nhận được 47.000 đồng với mỗi thẻ (chưa trừ công giao và tiền xăng…). Trường hợp khách mua tại chỗ, cô có thể bớt khoảng 10.000-20.000 đồng. “Loại bảo hiểm này rất kén khách, thỉnh thoảng mới bán được một vài cái, có ngày chẳng bán được cái nào”, Thanh bộc bạch.
Khi khách thắc mắc vì sao giá bán bảo hiểm xe máy giảm 50-60% so với giá gốc còn bảo hiểm ôtô thì lại giảm quá ít, Thanh cho biết công ty đưa giá bao nhiêu phải bán bấy nhiêu. “Công ty chỉ chiết khấu phần trăm cho em tính trên giá gốc nên không thể giảm nhiều hơn, vì làm vậy sẽ không còn tiền lời”, Thanh nói.
Chị Hương, người đang bán bảo hiểm ôtô rong trên đường Quốc lộ 1A, Bình Chánh là đại lý của một công ty bảo hiểm. Thay vì bán tại một địa điểm cố định như trước khá kén khách, chị quyết định bán di động. “Từ khi tôi làm tấm băng rôn mang đi khắp nơi dọc con đường quốc lộ 1A, đoạn qua địa bàn Bình Chánh, Bình Tân… thì tăng lên gần gấp đôi”, chị chia sẻ.
Trao đổi về tình trạng bảo hiểm ôtô bán rong lề đường và liệu chất lượng tư vấn có đảm bảo, Chủ tịch Công ty bảo hiểm Bảo Long, ông Nguyễn Thành Long khẳng định, hiện nay tất cả các nhân viên, đại lý bán bảo hiểm ôtô cho công ty đều được đào tạo. Thông thường Cục Bảo hiểm của Bộ Tài chính sẽ đứng ra giảng dạy, sau đó cấp chứng chỉ cho học viên.
a-nh-12-5622-1399460415.jpg
Có cả xe ôtô đi bán rong bảo hiểm.
Bảo Long chưa ghi nhận trường hợp nào bán như vậy nhưng theo ông Long, đây cũng có thể coi là “sự sáng tạo” của các đại lý bảo hiểm, hoặc nhân viên bán bảo hiểm trong cách tiếp cận khách hàng. “Phương thức bán rong này không hề vi phạm quy định nào, trừ trường hợp là giảm giá, không được đào tạo chuyên môn…”, ông Long nói.
Theo ông Long, mảng bảo hiểm năm vừa qua khá khó khăn, nhưng Bảo Long cũng có lãi tương đối. “Năm nay công ty tiếp tục đặt mục tiêu có lãi nên phải cố gắng nhiều hơn”, ông nói.
Giám đốc một công ty bảo hiểm khác tại TP HCM cũng cho biết, hiện nay không chỉ nhân viên công ty mà còn có các đại lý và cả cộng tác viên cũng tham gia bán bảo hiểm.
Theo vị này, thông thường 4 tháng công ty ông sẽ đào tạo một khoá huấn luyện cho đại lý, nhân viên… Nhân viên chính thức bán và hưởng lương qua doanh thu, còn với đại lý được hưởng 5%-10% trên tổng phí bán ra.
Mặc dù vậy, ông thừa nhận, thực tế hiện nay, trong quá trình phát triển mạng lưới đại lý nhanh và rộng, khiến cho việc quản lý hệ thống đại lý còn nhiều bất cập, dẫn tới các hoạt động tự phát của đại lý mà công ty chưa kiểm soát hết được. Điều này phổ biến ở tất cả các công ty bảo hiểm đẩy mạnh bán lẻ.
Do đó, ông khuyến nghị khách hàng trước khi mua bảo hiểm ôtô cần phải tìm hiểu kỹ các điều khoản hợp đồng giữa chủ xe và công ty bảo hiểm. Một trong những lý do gây nên những tranh cãi và kiện tụng đó là người bán không hiểu rõ hoặc không tư vấn kỹ, trong khi người ký hợp đồng bảo hiểm cũng không nắm rõ quy định, quy trình bảo hiểm.
“Để tránh những sơ suất có thể gây thiệt thòi về sau thì trước khi mua bảo hiểm, khách hàng cần nghiên cứu kỹ các hạng mục trong hợp đồng và cân nhắc các khoản bảo hiểm mở rộng”, ông nói.

Trung Tâm Đào Tạo Seotheo Hoài Thu

Cào trứng sò huyết – Nghề lạ dễ sống

Không cần đầu tư vốn nuôi trồng, dụng cụ đánh bắt lại rẻ và dễ làm, nghề cào trứng sò huyết đang mang lại thu nhập 200.000-300.000 đồng mỗi ngày cho ngư dân Bạc Liêu.

Cào trứng sò huyết - Nghề lạ dễ sống
Cào trứng sò huyết – Nghề lạ dễ sống

Từ nhiều năm nay, hàng trăm hộ dân, đa phần là người Khơme sinh sống dọc theo đê biển thuộc xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu có cuộc sống ổn định nhờ nghề bán trứng sò huyết cho thương lái. Vào những đợt cao điểm trúng mùa, mỗi ngày có đến hàng ngàn ngư dân bán trứng cho mấy chục thương lái đến từ các địa phương.

Chị Thạch Thị Hồng (ấp 13, xã Vĩnh Hậu A) làm nghề này đã 2 năm cho biết: “Công việc kéo dài khoảng 4 đến 5 tiếng kể từ khi nước chuẩn bị ‘ròng’, người dân dùng dụng cụ cào cát lẫn trứng sò vào túi lưới mành, sau đó lựa trứng sò ra riêng và mang vào bờ bán lại cho người mua”.

Theo chị, cái khó nhất của nghề này là việc biết lựa chọn khoảng cát nào có nhiều trứng sò huyết nằm lẫn lộn trong đó, muốn vậy phải tự dò tìm hàng chục cây số theo bãi biển mới phát hiện được. “Phải biết cách đưa chúng vào dụng cụ cào thật an toàn và phải bảo quản chúng chu đáo vào đến nơi bán”, chị Hồng chia sẻ.

Anh Thạch Thon, một ngư dân khá nổi tiếng về tay nghề cào trứng sò huyết với hơn 20 năm kinh nghiệm nói thêm: “Nói vậy chớ dân chúng tôi sống rất ổn định nhờ nghề này đó nghe. Bản thân tui mỗi ngày kiếm được 200.000-300.000 đồng, vô cao điểm tiền kiếm được còn nhiều hơn gấp bội”. Anh kể, mỗi tháng ngư dân tập trung vào 2 đợt nước nhằm ngày 15 và 30 âm lịch hằng tháng, trong đó mỗi đợt cào trứng kéo dài từ 5 đến 6 ngày.
Trong những ngày này, người lao động mang dụng cụ để đánh bắt gồm cào (lưới được niềng miệng bằng khung sắt hình chữ nhật), thau, rổ, dĩa nhôm và chia nhau đi cào trứng dọc theo bãi biển theo phán đoán kinh nghiệm của từng người.
Điều rất ngạc nhiên và có lẽ cũng không đâu có hình thức mua bán lạ thường như nghề bán trứng sò huyết, bởi bên mua và bán thỏa thuận giá cả chỉ bằng hình thức mua sô, mua mớ mà không sử dụng bất kỳ dụng cụ cân đo trọng lượng, kích cỡ nào.
Anh Nguyễn Thái Học, kinh doanh nghề này đã trên 20 năm nói: “Tập quán mua bán đó có từ lâu rồi, thuận mua vừa bán, ngư dân bây giờ nắm chắc giá lắm, mình mua ép giá không được đâu”. Trong một ngày anh có thể mua được khoảng 80 triệu đồng trứng sò huyết, có hôm lên đến 120 triệu. Thương lái mua tại đây ước khoảng 20 đến 30 người tùy theo số trứng cào được ít hay nhiều.
Nhiều ngư dân cho biết, mùa trứng sò huyết tập trung vào tháng 3 đến hết tháng 4 âm lịch, lái buôn sau khi thu mua sẽ thả chúng vào những khu chăm sóc đặc biệt để tăng trọng.
Sau khoảng 6 đến 7 tháng sống trong đất sình lầy chúng được bán lần 2 cho người nuôi trong những ao hồ. Khi phát triển đúng mức, trứng được bán lại cho những điểm kinh doanh ăn uống và rất được ưa chuộng vì có độ dinh dưỡng cao, vị ngọt, dễ chế biến.

Trung Tâm Đào Tạo Seo – (theo NNVN)