Category Archives: hoc lam seo

Website có nhiều page thứ hạng web đó có cao không.?

Website có nhiều page thứ hạng web đó có cao không.?

Matt Cutts nói : ” tôi không cho rằng chỉ vì bạn có nhiều trang được index trong 1 website mà bạn nghiễm nhiên có 1 thứ hạng tốt hơn các website ít trang hơn.”

Website có nhiều page thứ hạng web đó có cao không.?
Website có nhiều page thứ hạng web đó có cao không.?

Trong 1 đoạn video của Matt Cutts – người đứng đầu google về tìm kiếm SPAM, chúng ta biết được rằng : Không phải là 1 website có càng nhiều trang trong thì thứ hạng của trang web ấy sẽ càng cao.

Ông tiếp tục giải thích : nếu bạn có càng nhiều trang thì bạn càng có nhiều cơ hội để xếp hạng cho các từ khóa khác nhau. Thêm vào đó, bạn sẽ có nhiều khả năng có thêm các liên kết tổng thể và PAGE RANK – cái mà ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng của bạn. Nhưng số lượng trang trên từng website cụ thể không đem lại lợi ích trực tiếp cho việc xếp hạng.

Matt Cutts nhấn mạnh : nếu chỉ dựa vào số trang của website thôi sẽ k đem lại 1 động lực nào cho việc xếp hạng trên google!


Trung Tâm Đào Tạo SeoĐào Tạo Seo Tại NhàĐào Tạo Seo Cơ Bản

Nofollow cách sử dụng và đúng thời điểm

Nofollow cách thức sử dụng và đúng thời điểm

Thẻ nofollow là chính sách những chủ báo sử dụng để yêu cầu công cụ tìm kiếm không tính một số đường link của họ vào các trang khác như là một “vote” (bình chọn) để ủng hộ nội dung tin. Tại sao mà những chủ báo lại cần chặn những bình chọn này? Sở dĩ cần làm vậy là vì, điều này sẽ giúp họ tránh được các vấn đề nếu công cụ tìm kiếm cho rằng họ đang cố gắng mua bán ảnh hưởng hoặc can thiệp vào quy trình bị coi là một hành vi SEO không đúng đắn.

Hình ảnh Infographic (Đồ họa thông tin) dưới đây của trang Search Engine Land được tạo nên dưới sự trợ giúp của các thành viên tích cực từ Killer Infographics, để giải thích thêm về thẻ Nofollow, trong đó bao gồm cả thời điểm thích hợp và cách sử dụng nó. Hãy xem cả link tham khảo thêm và thông tin cơ bản trong phần Infographic này:

Rel Attribute và Nofollow là gì?

Bất cứ đường link nào có thể có một hoặc nhiều rel attribute liên quan. “Rel” là viết tắt của “relationship” (mối quan hệ), có nghĩa là những attribute này hay những thẻ này sẽ trợ giúp việc định nghĩa mối quan hệ giữa một đường link và một trang web mà nó trỏ tới.

Nofollow cách sử dụng và đúng thời điểm
Nofollow cách sử dụng và đúng thời điểm
Theo lý giải trong Infographic, Nofollow là một thẻ hay một attribute báo hiệu rằng trang web không chấp nhận chèn các đường link ngoài vào, và cũng không chấp nhận rằng link đó được tạo nên nhờ bất kỳ mối quan hệ buôn bán nào giữa các trang web (theo chương trình HTML 5 specs từ  tổ hợp World Wide Web, hay còn gọi là W3C).

Nguồn gốc của thẻ Nofollow

Dù được bao gồm trong chương trình HTML 5 specs và HTML 4 specs trước đó, nhưng thẻ Nofollow không phải được tạo thành từ tổ hợp W3C. Thay vào đó, nó được tạo thành từ sự kết hợp giữa 3 công ty nổi tiếng về công cụ tìm kiếm – Google, Yahoo và Microsoft – cũng như những nhà cung cấp dịch vụ Blog lớn, được công bố vào ngày 18 tháng 1 năm 2005.

Một sự bùng nổ các spam comment trên blog đã xuất hiện những năm trước đó, khi mà số người sử dụng blog ngày càng tăng cao. Mọi người đều hiểu rằng các công cụ tìm kiếm nhấn “like” các liên kết như một dấu hiệu để xếp hạng, chính vì thế mà một số người đã quyết định sai lầm khi cho rằng cách kiếm được ranking là chèn các đường link vào comment của blog.

Điều này tạo ra áp lực để tìm ra giải pháp khắc phục đối với các công cụ tìm kiếm, đặc biệt đối với Google. Và Nofollow là một phần trong những giải pháp ấy nhằm ngăn các đường link xuất hiện trong phần comment của blog để hạn chế tình trạng spam comment blog.

Đây là những bài báo từ một số công cụ tìm kiếm nổi tiếng ở thời điểm thẻ Nofollow được công bố:

Google: Preventing comment spam (Ngăn chặn spam comment)
Yahoo: A Defense Against Comment Spam (Bảo vệ blog khỏi spam comment)
Microsoft: Working Together Against Blog Spam (Cùng chung tay chống lại Blog Spam)
Nofollow đã giải quyết vấn đề PR cho Google. Vì thế mà Google không còn bị đổ lỗi vì đã không có trách nhiệm trong việc ngăn chặn spam comment. Đương nhiên, Google không thể ngăn chặn việc người dùng spam comment vì có những đối tượng (ví dụ: chương trình tự động, nhân công giá rẻ,vv) vẫn tiếp tục việc spam comment và thậm chí chẳng quan tâm đến việc liệu những đường link của họ có được xuất hiện trong comment của blog hay không.

Làm cách nào để áp dụng thẻ Nofollow cho paid links?

Không bài báo chính gốc nào nhắc đến việc sử dụng thẻ Nofollow để chặn paid links (những liên kết được trả tiền) khi nó được tung ra. Tuy vậy, những trang đang bán link nhưng không muốn gặp rắc rối với Google (do Google không ủng hộ việc này) cũng đang yêu cầu có giải pháp khắc phục. Vì vậy, Google đưa ra thẻ Nofollow như một giải pháp để khắc phục.

Vào ngày 1 tháng 9 năm 2005, một vài tháng sau khi ra mắt Nofollow, trưởng bộ phận web spam của Google, Matt Cutts, đã đề xuất sử dụng Nofollow như một cách để ngăn chặn các paid links xuất hiện trên comment blog. Matt viết:

Điều gì sẽ xảy ra nếu một trang web muốn mua các liên kết chỉ vì mong dành được lưu lượng truy cập từ người dùng, để xây dựng tiếng tăm, hoặc để hỗ trợ một trang web nào khác? Trong trường hợp đó, tôi sẽ sử dụng rel=”nofollow” attribute. Thẻ Nofollow cho phép một trang web thêm một liên kết mà không trở thành một vote. Sử dụng Nofollow là một cách an toàn để xây dựng links vì đó là phương pháp máy có thể giải mã được để chỉ rõ rằng công cụ tìm kiếm không nhất thiết phải tính một link bằng một vote.

Điều đó khiến việc sử dụng Nofollow rất được Google ưa chuộng đối với các paid links.

Tôi có cần sử dụng Nofollow trong các mã nhúng, như Widgets và Infographics hay không?

Có hay không hoàn toàn phụ thuộc vào bạn.

Matt Cutts gần đây đã đưa ra đề nghị những nhà sản xuất Widgets tận dụng Nofollow đối với những links kéo về trang web riêng của họ. Điều này cũng nên được cân nhắc đối với Infographics.

Những lo ngại của Google là hoàn toàn rõ ràng. Widgets và Infographics là những phương án dễ dàng để các trang web tạo ra nhiều đường link trỏ vào. Chúng cũng rất có thể bị lạm dụng khi các mã nhúng có thể chứa những đường links từ những trang web thứ 3 khác, hoặc những trang web có nội dung nguồn không chính xác.

Tuy nhiên, nhìn chung Nofollow đã dần trở nên phổ biến đối với các trang outbound, trừ trường hợp một số đối tượng mua link cho mục đích khác thay vì để củng cố ranking. Họ có thể yêu cầu sử dụng Nofollow cho những liên kết này để tránh gặp phải rắc rối.

Trong những trường hợp không có trao đổi buôn bán và tiền không được trao tay thì việc yêu cầu những nhà sản xuất Widgets hoặc Infographics sử dụng Nofollow là hơi kỳ dị, chẳng khác nào bảo họ tự tước đi quyền dành được sự tin cậy mà một số trang khác có thể đánh giá là họ xứng đáng.

Trớ trêu thay, sau một cuộc tranh cãi về việc có nên Nofollow đường link trong mã nhúng riêng hay mã nhúng Infographic về việc sử dụng Nofollow, cuối cùng chúng tôi quyết định không sử dụng nó. Không có gì sai lầm về đường link của chúng tôi trong mã nhúng đó cả, nội dung cũng có chất lượng cao. Chỉ là chúng tôi không muốn bị coi là xác nhận việc tự kiểm duyệt kỳ lạ do thêm Nofollow.

Thêm nữa, Google không sử dụng Nofollow trong những mã nhúng của Google+ được tung ra tháng trước. Những mã nhúng này gần như đưa ra một đường link “dofollow” trực tiếp kéo về Google. Nếu việc Google+ không sử dụng Nofollow trong mã nhúng là hoàn toàn bình thường, chúng ta cũng cảm thấy thoải mái để học theo điều đó.

Qua tất cả những điều nói trên, nếu bạn hoàn toàn không muốn đề ra vấn đề này với Google, bạn có thể sẽ cân nhắc sử dụng Nofollow trong các mã nhúng mà bạn phân phối. Và nếu bạn sử dụng mã nhúng, với vai trò là một chủ báo, bạn sẽ luôn tự quyết định liệu có nên tăng uy tín cho một trang web bất kể trang đó có xứng đang hay không.

Thông tin thêm

Nếu bạn muốn đường dẫn trực tiếp từ Google nhờ Nofollow, bạn có thể tìm ở đây trong vùng trợ giúp của Google’s Webmaster Tools.

Bing không có những thông tin tương tự trong vùng trợ giúp. Điều này một phần là do Bing không cấm hoàn toàn việc mua links mà chỉ cảnh báo mọi người cẩn thận với việc đó. Vì nếu việc buôn bán link xuất hiện quá nhiều, đường link từ các trang web bán nó sẽ trở thành đối tượng bị tình nghi.

Hãy sở hữu một bản copy

Nếu bạn cần một bản Infographic của chúng tôi để sử dụng cho mục đích cá nhân, hãy download bản PDF tại đây (bạn cũng có thể in ra nếu muốn).

Nếu bạn muốn sử dụng nó cho trang web của mình, bạn cũng có thể trực tiếp đăng hình ảnh, miễn là bạn đề rõ trang nguồn kèm theo đường link (dù nofollow hay không) theo một cách nào đó sao cho phù hợp. Đây là 2 kích cỡ bạn có thể lựa chọn:

600×1751
1000×2919

Bạn cũng có thể sử dụng mã nhúng dưới đây – nhớ thêm Nofollow vào đường link nếu bạn nghi ngờ rằng có thể những đường link kéo về nội dung của bạn sẽ bị coi là có hại cho bạn dưới con mắt của Google:

<adata-cke-saved-href=”http://searchengineland.com/infographic-nofollow-tag-172157?utm_source=embed&medium=sm&campaign=nofollowtag” href=”http://searchengineland.com/infographic-nofollow-tag-172157?utm_source=embed&medium=sm&campaign=nofollowtag”><img
  data-cke-saved-src=”http://searchengineland.com/download/nofollowtag-600-1751.png” src=”http://searchengineland.com/download/nofollowtag-600-1751.png” 
alt=”What Is The Nofollow Tag, When & How To Use It” width=”600″ 

height=”1751″ border=”0″ />


Trung Tâm Đào Tạo SeoĐào Tạo Seo Tại NhàĐào Tạo Seo Cơ Bản

Sitemap là gì – Hướng dẫn tạo site map

sitemap là gì?

sitemap (sơ đồ của một website) là tập tin văn bản có chứa tất cả các url (đường dẫn) của một website. Nó cũng có thể chứa các siêu dữ liệu về mỗi url, thông báo cho bạn khi nó mới được cập nhật, nó có ý nghĩa như thế nào và có liên quan gì đến các url khác trong website ? Để dễ hiểu hơn cho câu hỏi sitemap là gì câu trả lời đó là: toàn bộ công việc của nó là hướng dẫn cho các công cụ tìm kiếm thu thập thông tin của website một cách hiệu quả và cập nhật những thay đổi trên website của bạn, như là thêm một trang mới hoặc thay đổi trang web hiện tại.

Tại sao website cần có sitemap?

Website của chúng ta cần có sitemap vì như chúng ta đã tìm hiểu ở phần sitemap là gì thì nó có chức năng là sơ đồ web và rất cần thiết cho trang web của bạn để đạt được một vị trí cao trong các hệ thống tìm kiếm, bởi vì các hệ thống tìm kiếm đánh giá rất cao cho các trang web có một sơ đồ điều hướng truy cập website. Rất hữu hiệu cho các bot của các SE lùng sục trong site của bạn để lập chỉ mục (index), có lợi cho chiến lược SEO.

Có rất nhiều phần mềm hỗ trợ làm sitemap như Gsitemap, nhưng bài viết này tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách làm sitemap trực tiếp trên internet rất hiệu quả và rất nhiều các SEOER đã sử dụng

Cách tạo tạo sitemap cho website

Chuẩn bị:
– Website đang hoạt động
– Notepad ++ để set thông số Priority cho các url theo ý bạn down ở đây
– Internet (mạng mạnh 1 chút cho các website lơn gần 500 hoặc hơn 500 trang). Lưu ý trang web này chỉ free cho 500 pages nếu lớn hơn sẽ mất phí để tạo tài khoản.
Bước 2 : Điền các thông số phù hợp
huong-dan-tao-site-map
Sitemap là gì? Cách tạo sitemap
Sau đó bạn bấm vào Start chờ cho nó chạy xong, sẽ rất nhanh nếu website bạn đơn giản và ít trang và ngược lại.
Khi chạy xong bạn sẽ nhận được 1 list các file sitemap, nhưng bạn chỉ cần chú ý đến 4 file sau: sitemap.xml, ror.xml, sitemap.html và urllist.txt
Bước 3 : Download file xml về
– Sử dụng Notepad ++ mở file sitemap.xml để set thông số Priority cho các url theo ý bạn.
– Lưu ý phần này: thông số Priority quy định sự quan trong của các url đối với website của bạn, nếu Url nào quan trọng nên cho nó cao điểm hơn, cao nhất là 1.0 và thấp nhất 0.10
xml-sitemap
Sitemap là gì?
Bước 4: Up file xml lên website (Ngang bằng với file index của bạn)
Bước 5: Vào công cụ seo Google Webmaster Tools để cập nhật sitemap.
 web-mastertool-so-do-web
them-so-do-trang-web

Sitemap là gì? Submit sitemap trong Google Webmaster Tools
Sau khi đọc bài viết này bạn đã có câu trả lời cho riêng mình sitemap là gì và nó có tác dụng thế nào cho website của bạn chưa?
Với bài viết này Trung tâm đào tạo seo Rồng Việt hi vọng mang đến cho bạn cách hiểu tốt nhất về sitemap là gì.
Chúc các bạn cài đặt thành công!

Học Làm Seo – Trung tâm đào tạo seo

Bạn đang muốn tìm trung tâm đào tạo seo uy tín đề học làm seo. Thật khó để tìm cho mình một trung tâm ưng ý trong số các trung tâm đang đào tạo seo hiện nay.

Hiện nay nhu cầu Học làm seo và mong muốn trở thành một seoer chuyên nghiệp đang là một xu hướng của dân IT nói riêng và nhiều bạn trẻ nói chung.

Hiện nay nhu cầu đi học seo tạm phân làm các đối tượng như sau :

– Giám đốc, Quản lý, Nhân viên Marketing : Những người muốn đi học seo để tìm hiểu một kênh bán hàng mới đang thịnh hành nhất là trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay. Đối tượng này không phải học làm seo, mà là học để quản lý người học làm seo.

– Nhân viên công nghệ thông tin, coder, sinh viên sắp ra trường… : Đối tượng này có nhu cầu học để có một nghề sau ra xin việc hoặc tự tay làm seo cho chính công ty mình, đưa website lên top google và bán sản phẩm, dịch vụ công ty mình cung cấp. Đối tượng này là HỌC LÀM SEO